Thừa Thiên-Huế ưu tiên phát triển điện mặt trời

 15:08 03/11/2018

 Lượt xem: 1512

 

Đến thời điểm hiện tại, Thừa Thiên-Huế đã cấp phép cho các nhà đầu tư nghiên cứu 6 dự án điện năng lượng mặt trời. Đây là lĩnh vực được địa phương ưu đãi đặc biệt khi kêu gọi đầu tư vì mục tiêu phát triển xanh.


 

Tháng 10 vừa qua, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đưa nhà máy điện mặt trời công suất 35 MW đầu tiên tại địa phương cũng như tại Việt Nam vào hoạt động. Dự án được đặt tại thôn Mỹ Hòa, xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, do Tập đoàn Thành Thành Công (TTC Group) và Công ty cổ phần Điện Gia Lai (GEC) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng.

Nhà máy này đi vào hoạt động đã bổ sung nguồn năng lượng sạch vào hệ thống lưới điện quốc gia, khi sản lượng điện của nhà máy gần bằng mức tiêu thụ điện hằng năm của khoảng hơn 32.600 hộ gia đình ở Việt Nam và giảm phát thải CO2 khoảng 20.503 tấn/năm.

Ngoài dự án nêu trên, thời gian qua, Thừa Thiên-Huế đã có một số công trình phát điện năng lượng mặt trời. Điển hình là việc ứng dụng điện năng lượng mặt trời">hệ thống điện năng lượng mặt trời công suất 1,5 kW/hệ cho 2 tàu đánh cá của huyện Phú Vang. Hệ thống được lắp đặt và đưa vào vận hành đã hỗ trợ nguồn điện trên tàu nhằm phục vụ chiếu sáng, bơm nước thay thế một phần nguồn điện máy phát. Mỗi ngày hệ thống này tiết kiệm cho chủ tàu đánh cá 20 lít dầu.

Tỉnh cũng thi công và đưa hệ thống cấp điện cho đảo Sơn Chà bằng năng lượng mặt trời có công suất 8.200 Wp và 5 trụ đèn chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời với tổng mức đầu tư 1,6 tỷ đồng; hệ thống cấp điện Trạm kiểm soát Biên phòng Hồng Thái, thuộc Đồn Biên phòng Nhâm, huyện A Lưới bằng năng lượng mặt trời có công suất 4.000 Wp.

Đồng thời, tỉnh cũng ứng dụng đèn năng lượng mặt trời tại một số điểm giao thông, chiếu sáng tại đường Tôn Đức Thắng (TP. Huế). Đèn hoạt động ổn định và đảm bảo chiếu sáng liên tục vào ban đêm khi thời tiết mưa 4-5 ngày.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế Phan Ngọc Thọ cho TTXVN biết, tỉnh đang xây dựng phát triển theo mô hình di sản văn hóa, sinh thái, cảnh quan và thân thiện môi trường, nên bên cạnh dự án điện mặt trời, các chủ đầu tư phải hoàn thiện những hạng mục khác như cây xanh, cảnh quan để nơi đây không chỉ đơn thuần là điểm phát điện, mà còn trở thành điểm tham quan, du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Chính quyền địa phương sẽ phối hợp với các nhà máy điện đảm bảo an toàn, an ninh trong quá trình phát điện; đồng thời giám sát việc xử lý chất thải nguy hại trong quá trình hoạt động của các nhà máy, hướng tới ngành công nghiệp năng lượng xanh, sạch.

Cùng với việc bổ sung nguồn cho lưới điện quốc gia, lợi ích của các dự án năng lượng mặt trời tại địa phương sẽ mang lại việc làm và tạo thu nhập cho nhân dân trong vùng, đóng góp ngân sách cho địa phương, qua đó, góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, đặc biệt là giải quyết vấn đề an ninh năng lượng quốc gia, giảm phát thải khí nhà kính. Thời gian tới, Thừa Thiên-Huế sẽ tiếp tục phát triển thêm nhiều dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời để tận dụng tối đa nguồn năng lượng thiên nhiên dồi dào, đồng thời phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Nguồn: Báo Chính Phủ

Tin liên quan
Sản phẩm
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay25
  • Tháng hiện tại8334
  • Tổng lượt truy cập2318461
Nhà Thông Minh Cần Thơ
CÔNG NGHỆ XANH SOLAR
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây