Quá trời… điện mặt trời!

 14:40 19/12/2018

 Lượt xem: 1422

 

Từ chỗ lưa thưa, lèo tèo dự án đầu tư năng lượng tái tạo (chủ yếu là điện mặt trời, điện gió…) khoảng 5 năm trở về trước, số dự án đầu tư hiện giờ đã bùng phát đến mức chóng mặt, trong đó số dự án năng lượng điện mặt trời (ĐMT) đã và đang triển khai và chờ giấy phép đã lên đến hàng trăm.

Các chuyên gia cho rằng, làn sóng đầu tư vào ĐMT không còn là sóng ngầm nữa, mà đã trở thành… sóng thần.

Chỉ riêng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, tổng công suất ĐMT đã ký và đang đàm phán hợp đồng với TCty Điện lực Việt Nam đã lên tới hơn 1.796MW. Ở quy mô rộng hơn, đến nay đã có tới 332 dự án ĐMT, với tổng công suất điện cung cấp có thể đạt 26.290MW. So với quy hoạch, số dự án ĐMT được cấp phép đã vượt 9 lần quy hoạch điện VII (điều chỉnh) với tổng công suất được bổ sung lên tới 8.000MW. Điều đáng nói là trong đó, hơn 4.000MW đã ký hợp đồng mua bán điện với ngành điện lực trước tháng 6.2019.

Lúc này, khó khăn phát sinh không phải là ở vấn đề phân phối và tiêu thụ, mà chính ở mạng lưới truyền dẫn. Điển hình như Ninh Thuận và Bình Thuận, mạng lưới nếu giả thiết chỉ dùng để truyền tải ĐMT không thôi cũng đã đủ khiến quá tải. Trong khi đó, từ nay tới năm 2030, nếu bổ sung vào quy hoạch hơn 26.000MW điện từ hàng trăm dự án ĐMT, thì chưa biết lấy mạng lưới đâu ra để truyền tải.

Sự bùng phát đầu tư các dự án năng lượng tái tạo được cho là có sự kích thích từ chính sách của Nhà nước, đặc biệt quan trọng chính là giá mua điện với mức 9,35cent/kWh (tương đương 2.179 đồng theo tỉ giá hiện thời). Tất nhiên, về phía ngành điện lực, cái được là có thêm nguồn cung điện dồi dào mà ngành này không phải bỏ vốn ra đầu tư; năng lượng tái tạo cũng góp phần bảo vệ môi trường. Nhưng hệ lụy của sự phát triển quá nóng chính là phá vỡ quy hoạch ngành điện, dẫn tới phá vỡ quy hoạch về sử dụng đất/mặt bằng vì các dự án ĐMT thường “ngốn” mặt bằng rất lớn. Thứ hai là vấn đề phải giải quyết kịp thời mạng lưới truyền tải, không chỉ cần thời gian khẩn trương mà còn vốn lớn, nếu không đáp ứng kịp thì sẽ gây ra nút thắt cổ chai dẫn đến lãng phí các dự án ĐMT. Không vì sự phát triển nóng các dự án ĐMT hiện nay mà hạn chế, tuy nhiên rất cần điều tiết, để tạo hiệu quả cho cả nhà đầu tư và ngành điện.

Nguồn:  Báo Lao Động

Tin liên quan
Sản phẩm
Giỏ hàng
0

Giỏ hàng: 0 mặt hàng

Tổng tiền:

Xem chi tiết

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay1
  • Tháng hiện tại24646
  • Tổng lượt truy cập2040762
Nhà Thông Minh Cần Thơ
CÔNG NGHỆ XANH SOLAR
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây