Điện mặt trời kết hợp nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam: mô hình sinh lợi kép

 16:14 03/08/2019

 Lượt xem: 1179

 

Việt Nam vừa trải qua giai đoạn tăng trưởng nóng về điện mặt trời, đặc biệt là điện mặt trời quy mô trang trại trên mặt đất đạt đến hơn 3000MWp.

Ngoài một số ưu điểm về quy mô lớn và triển khai nhanh của mô hình trang trại này, thì cũng có nhiều câu hỏi đặt ra làm sao để vừa làm điện mặt trời vừa kết hợp được nông nghiệp bên dưới và triển khai ở khắp mọi nơi giống như mô hình điện mặt trời áp mái nhà. Hôm nay Vũ Phong Solar sẽ trả lời câu hỏi này để bạn đọc tham khảo thêm.

Quyết định 11 của Thủ tướng đã tạo ra cơ chế rất tốt thúc đẩy phát triển nhanh ngành điện mặt trời tại Việt Nam, với cơ chế được bán điện thừa lên lưới, rất nhiều hộ dân, doanh nghiệp, nhà máy đã lắp đặt điện mặt trời vừa dùng vừa bán. Có một mô hình vừa dùng vừa bán điện đó là các trang trại nông nghiệp công nghệ cao, bên dưới làm nông nghiệp còn bên trên thì lợp pin mặt trời, vừa sản xuất điện phục vụ chính nhu cầu của trang trại, vừa bán điện lên lưới tạo thêm nguồn cấp cho lưới điện quốc gia. Và Vũ Phong Solar đã tiên phong thi công nhiều dự án như vậy cho khách hàng với hàng chục MW đã đấu lưới, tại Ninh Thuận vừa qua Vũ Phong Solar cũng tham gia đầu tư một mô hình trang trại nông nghiệp công nghệ cao và lắp 1MWp trên mái làm mô hình mẫu để giới thiệu về tính hiệu quả cho khách hàng tham quan, và tham khảo mô hình để đầu tư tại địa phương mình

Không như điện mặt trời mặt đất (ground – mounted) chỉ sản xuất và bán điện lên lưới đơn thuần, thì điện mặt trời kết hợp làm nông nghiệp công nghệ cao sẽ tạo ra lợi ích kép. Với diện tích đất bình quân 1.2 héc ta, có thể đầu tư 1MWp điện mặt trời lắp trên 7000m2 nhà kính hoặc mái nhà trang trại để làm nông nghiệp bên dưới như trồng nấm, trồng rau hoặc các loại cây phù hợp, hoặc nuôi bò cao sản, nuôi gà, nuôi heo, nuôi dế… Doanh thu từ tiền điện tiết kiệm được và tiền bán điện đã có thể hoàn vốn cho toàn bộ cơ sở vật chất của trang trại sau 6-8 năm với giá bán điện 9.35 cent như hiện nay, ngoài ra chủ dự án có thể tự phát triển hoặc kết hợp với công ty nông nghiệp để đầu tư sinh lời từ tài sản cơ sở vật chất là nhà có mái che sẵn có.

Điện mặt trời kết hợp làm nông nghiệp hoặc nông nghiệp công nghệ cao phù hợp ở tất cả các tỉnh thành, đấu nối vào đường dây 22KV có ở khắp mọi nơi, vừa có lợi giảm thiếu hụt nguồn điện tại chỗ, vừa tạo thêm việc làm và phát triển nông nghiệp địa phương, là mô hình mà các tỉnh thành nên khuyến khích. Kết quả từ mô hình 1MWp mẫu mà Vũ Phong Solar đã tham gia đầu tư để khách hàng có thể tham quan, trong tháng 7/2019 sản xuất được hơn 140MWh điện, quy đổi doanh thu khoảng 300 triệu đồng theo giá 9.35 cent đã ký hợp đồng bán điện, ngoài ra mô hình trồng nấm và các loại cây khác đang triển khai cũng sẽ mang lại nguồn lợi nhuận cao.

Một số lưu ý khi đầu tư mô hình này:

1.- Do đây là một khoản đầu tư tính trên hơn 20-30 năm, do đó từ thiết kế nhà kính, khung giàn phải được tính toán đạt độ bền cao, cần phải được thiết kế chuyên nghiệp, chắc chắn, tránh rủi ro gió bão, lốc xoáy có thể gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư. Dây dẫn điện và thanh ray, bát kẹp nhôm và các phụ kiện khác cũng cần dùng loại chuyên dụng với độ bền ngoài trời trên 30 năm.

2.- Do các dự án này phải được bảo vệ chống mất trộm, và sau này nông nghiệp tưới tiêu gây ẩm ướt bên dưới, nên phần dây dẫn điện phải cách ly tốt, tốt nhất là đi âm và gom về 1 khu tập trung lắp đặt các bộ hòa lưới để bảo quản và bảo vệ. Trang trại mẫu thì Vũ Phong Solar đấu nối các bộ hòa lưới inverter cũng như các tủ điện điều khiển trong 1 container khóa kín.

3.- Do dự án làm ở các khu đất rộng, nên hệ thống bảo vệ tuyệt đối không nên cắt giảm, phải có đầy đủ bảo vệ quá dòng, ngắn mạch, chống sét từ tầng DC tới lan truyền AC…

4.- Các khách hàng cần vay vốn ngân hàng cũng cần có báo cáo kinh tế kỹ thuật và thiết kế chuyên nghiệp, được thi công bởi nhà thầu uy tín và sử dụng các thiết bị xuất xứ rõ ràng, để làm cơ sở thẩm định cho vay từ các ngân hàng sau này.

Rất nhiều dự án vừa qua theo chúng tôi quan sát thì phần khung giàn được làm rất sơ sài dễ rủi ro gió bão lốc xoáy, các nhà thầu giảm giá thành bằng cách cắt bỏ hầu hết các thiết bị bảo vệ, một số sử dụng dây chưa đạt chuẩn cũng như thường lắp đặt inverter tại chỗ bên dưới nhà kính, có thể dễ bị mất trộm hoặc môi trường ẩm ướt ảnh hưởng đến tuổi thọ, hoặc gây nguy hiểm cho việc làm nông nghiệp tại chỗ ẩm ướt có nguồn điện áp cao và 3 pha.

ác hình ảnh minh họa trong bài viết này là hình ảnh thực từ dự án do Vũ Phong Solar tham gia đầu tư mẫu để chứng minh tính hiệu quả cho khách hàng, đồng thời tới nay Vũ Phong Solar cũng đã thi công hơn 10MWp cho các nhà đầu tư, nên chúng tôi có thể tư vấn cặn kẽ cho khách hàng để có thể đầu tư lâu bền và sinh lợi lâu dài, không chỉ tư vấn về điện mặt trời mà Vũ Phong còn kết nối nhà đầu tư với các chuyên gia nông nghiệp để có các mô hình nông nghiệp hiệu quả.

Hệ thống lưỡng dụng Nông Quang Điện làm tăng tổng năng suất đất (sản lượng cây trồng + điện năng) lên 60%. – Ảnh Sưu Tầm Online

Nguồn: Vuphong.vn

Tin liên quan
Sản phẩm
Giỏ hàng
0

Giỏ hàng: 0 mặt hàng

Tổng tiền:

Xem chi tiết

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay355
  • Tháng hiện tại33909
  • Tổng lượt truy cập2010259
Nhà Thông Minh Cần Thơ
CÔNG NGHỆ XANH SOLAR
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây